Sử dụng thuốc trừ sâu để phòng chống bệnh hại, sâu hại, cỏ hại, vừa thu được hiệu quả phòng chống bàng mọi cách lại vừa phòng ngừa hoặc giảm nhẹ được tất cả tác dụng phụ xảy ra của thuốc trừ sâu.
Căn cứ vào đối tượng phòng chống để lựa chọn thuốc trừ sâu thích hợp, tuỳ bệnh mà dùng thuốc
Chủng loại thuốc trừ sâu rất nhiều, mỗi loại đều có công dụng của nó, ví dụ như parathion, carbaryl và Dimehypo là phòng chống sâu hại; Bordeaux, Zineb, Thiophanate là phòng chống bệnh hại; Propanil, Molinate và Benthiocarb là diệt cỏ. Thuốc diệt trùng, thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc trừ cỏ mỗi loại đều có những đối tượng phòng chống của nó, có một số loại thuốc thì phạm vi phòng chống của nó rộng hom một chút, có loại thì phạm vi sử dụng hẹp hơn một chút. Vì vậy khi chúng ta phòng chông bệnh hại, sâu hại, cỏ hại thì trong lòng phải có dự kiến trước, tuỳ bệnh mà hốt thuốc thì mới phát huy được hiệu năng của thuốc.
Nắm bắt được quy luật xuất hiện của bệnh hại, sâu hại, cỏ hại, dùng thuốc đúng lúc
Dùng thuốc đúng lúc là điều quan trọng để phòng chống bệnh hại, sâu hại, cỏ hại. Muốn làm được điều này thì phải tìm hiểu đầy đủ quy luật xuất hiện của bệnh hại, sâu hại, cỏ hại, làm tốt công tác dự đoán dự báo, lựa chọn bón thuốc khi bệnh hại, sâu hại, cỏ dại ở trong giai đoạn nhạy cảm nhất hoặc trong khâu yếu. Phòng chống sâu hại cần phải bón thuốc khi sâu hại đang ở thời kỳ non yếu, bởi vì sâu hại ở thời kỳ non yếu mẫn cảm đối với thuốc, dễ bị giết chết. Ví dụ như sâu keo, trước ba tuổi thì rất nhạy cảm với thuốc, sau ba tuổi thỉ có tính kháng thuốc. Phòng chống sâu hại có tập tính đục như sâu keo lúa, sâu keo mía, sâu ăn lõi đào thì phải dùng thuốc trước khi trứng sâu vừa nở và còn chưa chui vào cây trồng nông nghiệp. Phòng chống sâu hại hoạt động về đêm như sâu keo, sâu bông thì dùng thuốc vào ban đêm cho hiệu quả tốt nhất.
Thuốc bảo vệ trong thuốc diệt khuẩn như Zineb và Bordeaux thì nên bón trước khi cây trồng nông nghiệp bị nhiễm bệnh hoặc trước khi bào tử của virus chui vào trong cây, làm cho bề mặt của cây trồng hình thành một lớp màng thuốc ngăn bào tử của virus chui vào. Nếu như virus đã chui vào trong cây trồng thì hiệu quả phòng chống sẽ kém, thậm chí là hoàn toàn vô hiệu.
Nên dùng thuốc trừ cỏ để phòng chống cỏ dại, cỏ dại hàng năm thì bón thuốc vào thời kỳ nảy mầm hoặc thời kỳ cây non sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Nhưng nếu dùng 2, 3-D hoặc Glyphosate để phòng chống cỏ dại nhiều năm thì bón thuốc vào xuân muộn hoặc thu sớm sẽ có hiệu quả tốt hơn bón thuốc vào lúc mầm non thời kỳ xuân sớm. Đó là do vào giai đoạn xuân sớm, chất dinh dưỡng ở phần gốc của cỏ dại nhiều năm di chuyển lên trên, thuốc không dễ đi tới phần gốc. Và sau thời kỳ sinh trưởng, sản vật tác dụng quang hợp đưa tới phần gốc, thuốc sẽ theo chất dinh dưỡng di chuyển tới phần gốc, có thể tiêu diệt cỏ dại nhiều năm tới tận gốc.
Cần nắm chắc kỹ thuật pha chế thuốc và kỹ thuật dung thuốc
Ứng dụng thuốc trừ sâu để phòng chống bệnh hại, sâu hại và cỏ hại trước tiên phải xác định lượng thuốc và số lần dùng thuốc. Không được tuỳ tiện dùng với lượng lớn và phun thuốc nhiều lần, nếu không sẽ có thể xuất hiện thuốc hại, tăng thêm ô nhiễm còn sót lại, kẻ thù huỷ diệt tự nhiên, thậm chí dễ gây trúng độc cho con người và gia súc.
Thời gian còn sót lại của thuốc trừ sâu khác nhau có dài có ngắn, khi dùng thuốc liên tục để phòng chống bệnh hại, sâu hại và cỏ hại cần chú ý tới thời gian còn đọng lại của thuốc để tiện cho việc xác định thời gian giãn cách bón thuốc. Trên số lần dùng thuốc không những phải suy nghĩ về hiệu quả của thuốc mà còn phải suy nghĩ xem thuốc có hại không, đặc biệt phải chú ý nghiêm ngặt lượng dùng và số lần giới hạn theo “Tiêu chuẩn sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu” được nhà nước ban hành, nghiêm ngặt làm theo yêu cầu về thời gian giãn cách ít nhất khi phun thuốc lần cuối cùng vào cây trồng để thu hoạch.
Sử dụng thuốc trừ sâu phòng chống bệnh hại cho cây trồng nông nghiệp, sâu hại và cỏ hại, pha chế thuốc và bón thuốc nhất định phải đều nhau, cần suy nghĩ tới phương pháp phun thuốc, phải căn cứ theo tập tính sổng và bộ phận gây hại của virus và sâu hại để phun thuốc. Đối với sâu bệnh hại lá, dùng phương pháp phun sương hoặc phun bột; phòng chống sâu trong đất thì dùng phương pháp trộn vào giống, bón vào đất hoặc phun vào cây.
Sử dụng thuốc hợp lý khoa học, nâng cao hiệu quả của thuốc
Loại thuốc trừ sâu khác nhau thì hiệu quả phòng chống đối với bệnh hại, sâu hại cũng khác nhau. Thông thường hiệu quả của nhũ dầu sữa mạnh hom thuốc bột ướt, hiệu quả của thuốc bột thì lại kém hơn một chút. Vì vậy khi sử dụng thuốc bột mà hiệu quả không tốt thì chuyển sang thuốc nhũ dầu hoặc thuốc bột ướt thì có thể nâng cao được hiệu quả.
Khi dùng thuốc phun sương, trong dung dịch thuốc cho thêm một lượng nhỏ bột xà phòng hoặc chất bôi trơn vừa phải (thuốc sợ kiềm như thuốc diệt trùng photpho hữu cơ thì không thích hợp cho bột xà phòng) thì có thể tăng thêm lượng thuốc dính trên lá hoặc thân sâu, từ đó nâng cao được hiệu quả của thuốc. Cho thêm thuốc dính vào trong thuốc dung dịch hoặc thuốc bột có thể làm cho thuốc dính chặt vào lá hoặc trên hạt giống có thể kéo dài hiệu quả.
Dùng hỗn hợp mấy loại thuốc trừ sâu, không những có thể nâng cao được hiệu quả của thuốc mà còn có thể giảm bớt lượng dùng và giảm bớt giá thành, mở rộng được đối tượng phòng chống, giảm bớt được tính kháng thuốc của bệnh hại, sâu hại. Ví dụ như đạo ôn thuần dùng lẫn với Dimethoate hoặc malathion có thể kiêm trị bệnh đạo ôn lúa và bọ rầy, nâng cao được hiệu quả của thuốc. Trước khi ngô nảy mầm dùng Atrazine trộn với Clo Ala để trừ cỏ có thể tiêu diệt được các loại cỏ dại.
Lợi dụng sự thay đổi của điều kiện nhiệt đô, độ ẩm bên ngoài để nâng cao hiệu quả của thuốc. Nếu như dùng thuốc diệt trùng phot pho hữu cơ phòng chống nha trùng, phun thuốc vào lúc nhiệt độ cao trời tạnh ráo thì hiệu quả tốt nhất. Dùng thuốc diệt trùng phốt pho hữu cơ để phòng chống nha trùng, nếu dùng nước ấm để pha thuốc thì hiệu quả được nâng cao một cách rõ rệt. Phòng chống sâu trong đất, tưới nước sau khi bón thuốc thì có thể nâng cao được hiệu quả của thuốc.