BẢO QUẢN PHÂN BÓN ĐÚNG CÁCH – GIA TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Các nguyên tắc bảo quản phân bón 

  • Chống ẩm: Để phân bón ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh nguồn ngước, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng (tốt nhất nên đặt trên giá gỗ cách mặt đất). Các hộ gia đình có thể bảo quản những bao phân bón chưa dùng hết bằng cách đựng trong chum, vại sành hoặc bao nilon buộc kín.
  • Không lẫn lộn: Ở các xưởng, đại lý thường phải phân tách khu vực quản phân bón thành nhiều gian để bảo quản các loại phân khác nhau. Trong các hộ gia đình không đủ diện tích để chia ngăn riêng thì cần tránh trộn lẫn các loại phân, dựa vào các thuật ngữ trên bao bì phân bón đánh dấu lên bao bì đựng phân bón để tránh nhầm lẫn.
  • Chống axit: Với các loại phân có tính axit nên chọn các loại bao bì phân bón, dụng cụ đựng, xúc phân bón có tính chống axit, đồng thời rửa sạch dụng cụ sau khi dùng. Nền kho chứa phải làm bằng xi măng hoặc gạc không lót gỗ, tre nứa.
  • Chống nóng: Một số loại phân gặp nóng sẽ xảy ra hiện tượng phát nổ nên không được để phân gần lửa, bảo quản phân bón nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau

Cách bảo quản phân bón thông thường

Cách bảo quản phân bón hóa học

  • Các loại phân bón hoá học cần chống ẩm khắt khe như đạm sunfat, đạm clorua, đạm nitrat, ure, cyanamit canxi, supe lân, đạm photphat… nếu không được bảo quản tốt, tránh ẩm, tránh không khí thì sẽ vón cục lại, hoặc bị thoái hóa chất.
  • Nên đặt các loại phân này trên giá gỗ, gạch cách mặt đất hoặc đựng trong chum, vại sành, bao nilon buộc kín.
  • Khi gặp nhiệt độ cao, các loại phân đạm như đạm clorua, đạm sunphat, đạm nitrat, kali nitrat, canxi nitrat, ure dễ bay đạm. Do đó, không được sấy hoặc phơi dưới nắng to, nắng gắt.
  • Nếu không may phân bón bị ướt thì cần phơi trong chỗ râm mát, thoáng khí. 
  • Với phân lân, trong trường hợp không dùng hết thì có thể trộn với phân chuồng và ủ lại (không được để quá 2 tháng), giúp dễ phân hủy khi bón vào đất, đồng thời còn giữ được đạm trong phân chuồng ít bị hao hụt.
  • Các loại phân hóa học có tính axit nên cần được đựng bằng các  bao bì phân bón hoặc trong các vật liệu chứa đựng chống axit.
Nên đặt các loại phân hoá học trên giá gỗ, gạch cách mắt đất

Cách bảo quản phân vi sinh

  • Bảo quản trong bao bì phân bón đạt chuẩn, ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, cách xa khu vực ẩm ướt, có nước đọng.
  • Không trộn lẫn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp. 
  • Vào mùa hè phân vi sinh bảo quản được 4 tháng, về mùa đông thì được 6 tháng. 
  • Các trang trại, hộ gia đình không nên tích trữ phân vi sinh, dùng bao nhiêu thì mua bấy nhiêu vì phân có chứa các sinh vật sống, cần thức ăn và không khí để thở.
Phân vi sinh ngày càng được ưa chuộng sử dụng
Xem thêm: Thiết kế web trọn gói

Cách bảo quản phân bón hữu cơ

Tuy phân hữu cơ là rác thải (phân chuồng, phân xanh) phân hủy tự nhiên nhưng cũng không nên để ướt, có mùi hôi thối khó chịu mà cần phải ủ hoai bằng cách trộn thêm rơm rạ, lá cây, mùn cưa. Ngược lại, nếu phân quá khô thì xịt lên mặt trên một lượng nước vừa đủ, hoặc chờ mưa để cân bằng lại.

  • Bạn cũng có thể kiểm tra nhiệt độ của phân hữu cơ để đảm bảo các vi khuẩn hoạt động với hiệu quả cao nhất. Đồng thời phân hữu cơ phải luôn luôn được giữ ấm với nhiệt độ thích hợp.
  • Bạn cũng có thể làm một lớp phủ phía trên để phân hữu cơ duy trì được độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
  • Cứ vài tuần, xới và đảo phân hữu cơ để giúp cung cấp thêm oxy, hỗ trợ cho các hoạt động của vi sinh vật có trong phân.
Nếu phân hữu cơ quá khô thì có thể xịt lên bề mặt một lượng nước vừa đủ

Bao bì chất lượng giúp tối ưu quy trình bảo quản phân bón  

Để giữ chất lượng phân bón tốt nhất, các doanh nghiệp uy tín thường chọn các loại bao bì chất lượng tốt, chống xé chống rách, có thiết kế đẹp, chất lượng in sắc nét. Các đại lý và nhà nông cũng chủ yếu dựa vào hình ảnh, thông tin trên bao bì phân bón để phân biệt phân bón thật, tránh phân bón giả nhái.

Để đáp ứng 4 điều kiện chống ẩm, chống nóng, chống axit và chống lẫn lộn, các loại phân bón hóa học, phân bón vi sinh cần được bảo quản trong bao bì nhựa PP dệt.

Vải PP dệt được làm từ các hạt nhựa PP: Tên đầy đủ là Polypropylene, có tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo như nhựa PE (làm thành túi nilon), không bị kéo giãn dài, chống ẩm, chống khí rất tốt. Hiện nay, bao bì phân bón làm từ vải PP dệt có 2 loại chính:

  • Bao bì PP in flexo: Có cấu trúc kết hợp giữa vải PP dệt in flexo và keo PP tráng, có khả năng chịu lực cao, chống hút ẩm hiệu quả và giúp phân bón tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.
  • Bao bì BOPP in ống đồng: Bao bì BOPP có cấu tạo gồm 3 lớp gồm vải PP dệt, keo tráng PP và màng BOPP in ống đồng. Bao bì BOPP cũng có khả năng chịu lực, chống xé, chống rách, chống ẩm tốt như bao bì PP dệt in flexo và có lớp màng nghệ in ống đồng hiện đại nhất hiện nay giúp mang lại cho bao bì phân bón hình ảnh sắc nét, màu sắc bền lâu.

Bao bì phân bón từ vải PP dệt của chúng tôi được sản xuất với hệ thống máy móc sản xuất hiện đại, đạt những tiêu chuẩn cao nhất về độ bền cơ lý, chống xé, chống rách, liên tục được kiểm tra (test) tại nhà máy mỗi 120 phút/ lần và gửi mẫu kiểm định tại các cơ quan kiểm định độc lập.

Bên cạnh việc sở hữu những dòng bao bì phân bón chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường. Chúng tôi còn có:

  • Thiết kế đẹp số 1 ngành bao bì, giúp bao bì phân bón nổi bật, tránh bị giả, nhái, sao chép thương hiệu.  
  • Hệ thống máy móc sản xuất hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến
  • Cung ứng số lượng lớn với giá thành cạnh tranh
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn tận tụy chăm sóc khách hàng
  • Giao hàng tận nơi, luôn đúng hoặc vượt tiến độ. 

Leave Comments

0766221518
0766221518